Đồ chơi an toàn cho trẻ em các mẹ lưu ý
Cho dù các nhà sản xuất đã có những
khuyến cáo về sự an toàn khi cho trẻ sử dụng đồ chơi, chú ý để đảm bảo
chất lượng và nhận thức của các bậc cha mẹ nói chung cũng ngày càng gia
tăng, tuy vậy đồ chơi vẫn còn là một trong những nguyên nhân gây ra
nhiều tai nạn đau lòng cho trẻ nhỏ.
-
Đồ chơi tự làm là những món quà độc đáo và khá dễ thương nhưng cần xem
xét cẩn thận: những con mắt (thường là các hột nút) nên được may kỹ vì
trẻ có thể cắn chúng rơi và lọt vào cổ, các dải buộc, nơ và râu tóc cũng
vậy, vải và bông nhồi nên được làm bằng chất liệu không gây độc hại cho
trẻ nếu bé cắn chúng.
Những đồ chơi mềm và những quyển sách bằng xốp không thấm nước có thể
giặt sạch được: trẻ thường đưa chúng lên miệng cắn, quăng trên sàn,
trong vườn hoặc làm dính thức ăn hay ợ sữa vào. Nếu bạn không thể giặt
chúng trong máy giặt được, bạn có thể ngâm thuốc tẩy để tẩy (nhưng sẽ
làm bay đi màu sắc của chúng ).
- Nếu cho trẻ chơi bong bóng thì bạn phải ném đi ngay khi chúng bị nổ hay xì hơi để đề phòng trẻ nuốt nó vào miệng và bị nghẹn.
-
Kiểm tra chất liệu và sơn trong đồ chơi của trẻ. Trẻ nhỏ thường có
khuynh hướng đưa mọi thứ lên miệng để khám phá vì thế nếu bạn không muốn
trẻ bỏ một món nào đó vào miệng thì đừng đưa cho trẻ chơi. Bề mặt của
đồ chơi phải trơn láng không có những góc cạnh sắc nhọn hay các mảnh gỗ
vụn.
- Kiểm tra độ tuổi của từng món đồ chơi xem có phù hợp với trẻ không. Nó giúp bạn không những mua được cho trẻ một sản phẩm thích hợp mà còn đảm bảo an toàn cho trẻ.
Trước khi mua bất cứ thứ đồ chơi nào (hoặc làm quà tặng cho trẻ nhỏ)
cũng nên kiểm tra kỹ xem nó có đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn và có
phù hợp với lứa tuổi của trẻ không.
|
- Kiểm tra độ tuổi của từng món đồ chơi xem có phù hợp với trẻ không. Nó giúp bạn không những mua được cho trẻ một sản phẩm thích hợp mà còn đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Những âm
thanh quá lớn phát ra từ đồ chơi cũng có thể làm tổn thương màng nhĩ còn
khá mỏng manh của bé do đó nên chọn những loại đồ chơi có âm thanh nhẹ
nhàng hoặc có nút để điều chỉnh.
- Bạn nên tự tạo một vật để kiểm tra đồ chơi: Cắt một hình tròn trên
miếng bìa cứng bằng kích cỡ miệng trẻ và thả các món đồ chơi vào đó. Nếu
món nào lọt được qua lỗ đó thì nên loại ra vì nó có thể sẽ lọt vào cổ
họng nếu bé ngậm chúng.
-
Những sợi dây dài hơn 15 cm cũng là những mối nguy gây nghẹt thở (khi
trẻ nuốt phải). Không nên dùng dây để buộc đồ chơi vào xe đẩy hay vào
núm vú và đưa trẻ ngậm. Tránh những đồ chơi dùng loại pin tiểu vì nó là
một mối nguy hiểm cho trẻ nhỏ (nếu trẻ lỡ nuốt phải một viên pin, hãy
mang trẻ đến ngay trạm cấp cứu gần nhất)
-
Hãy xem kỹ kết cấu, chất liệu của từng loại đồ chơi: nếu nó không an
toàn khi trẻ mút, đánh rơi và giẫm lên thì bạn đừng nên mua hoặc vất nó
đi.
Phòng Điều dưỡng
BV Từ Dũ
BV Từ Dũ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét