Chuyên bán sỉ và lẻ bao da chính hãng, giá tốt nhất

Bài viết mới

Rss

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015
Đồ chơi an toàn cho trẻ em các mẹ lưu ý

Đồ chơi an toàn cho trẻ em các mẹ lưu ý

Cho dù các nhà sản xuất đã có những khuyến cáo về sự an toàn khi cho trẻ sử dụng đồ chơi, chú ý để đảm bảo chất lượng và nhận thức của các bậc cha mẹ nói chung cũng ngày càng gia tăng, tuy vậy đồ chơi vẫn còn là một trong những nguyên nhân  gây ra nhiều tai nạn đau lòng cho trẻ  nhỏ. 

- Đồ chơi tự làm là những món quà độc đáo và khá dễ thương nhưng cần xem xét cẩn thận: những con mắt (thường là các hột nút) nên được may kỹ vì trẻ có thể cắn chúng rơi và lọt vào cổ, các dải buộc, nơ và râu tóc cũng vậy, vải và bông nhồi nên được làm bằng chất liệu không gây độc hại cho trẻ nếu bé cắn chúng.

 Những đồ chơi mềm và những quyển sách bằng xốp không thấm nước có thể giặt sạch được: trẻ thường đưa chúng lên miệng cắn, quăng trên sàn, trong vườn hoặc làm dính thức ăn hay ợ sữa vào. Nếu bạn không thể giặt chúng trong máy giặt được, bạn có thể ngâm thuốc tẩy để tẩy (nhưng sẽ làm bay đi màu sắc của chúng ).

- Nếu cho trẻ chơi bong bóng thì bạn phải ném đi ngay khi chúng bị nổ hay xì hơi để đề phòng trẻ nuốt nó vào miệng và bị nghẹn.
- Kiểm tra chất liệu và sơn trong đồ chơi của trẻ. Trẻ nhỏ thường có khuynh hướng đưa mọi thứ lên miệng để khám phá vì thế nếu bạn không muốn trẻ bỏ một món nào đó vào miệng thì đừng đưa cho trẻ chơi. Bề mặt của đồ chơi phải trơn láng không có những góc cạnh sắc nhọn hay các mảnh gỗ vụn.
Trước khi mua bất cứ thứ đồ chơi nào (hoặc làm quà tặng cho trẻ nhỏ) cũng nên kiểm tra kỹ xem nó có đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn và có phù hợp với lứa tuổi của trẻ không.

- Kiểm tra độ tuổi của từng món đồ chơi xem có phù hợp với trẻ không. Nó giúp bạn không những mua được cho trẻ một sản phẩm thích hợp mà còn đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Những âm thanh quá lớn phát ra từ đồ chơi cũng có thể làm tổn thương màng nhĩ còn khá mỏng manh của bé do đó nên chọn những loại đồ chơi có âm thanh nhẹ nhàng hoặc có nút để điều chỉnh.

- Bạn nên tự tạo một vật để kiểm tra đồ chơi: Cắt một hình tròn trên miếng bìa cứng bằng kích cỡ miệng trẻ và thả các món đồ chơi vào đó. Nếu món  nào lọt được qua lỗ đó thì nên loại ra vì nó có thể sẽ lọt vào cổ họng nếu bé ngậm chúng.
- Những sợi dây dài hơn 15 cm cũng là những mối nguy gây nghẹt thở (khi trẻ nuốt phải). Không nên dùng dây để buộc đồ chơi vào xe đẩy hay vào núm vú và đưa trẻ ngậm. Tránh những đồ chơi dùng loại pin tiểu vì nó là một mối nguy hiểm cho trẻ nhỏ (nếu trẻ lỡ nuốt phải một viên pin, hãy mang trẻ đến ngay trạm cấp cứu gần nhất)
- Hãy xem kỹ kết cấu, chất liệu của từng loại đồ chơi: nếu nó không an toàn khi trẻ mút, đánh rơi và giẫm lên thì bạn đừng nên mua hoặc vất nó đi.
Phòng Điều dưỡng
BV Từ Dũ
no image

Cách chọn Đồ chơi cho trẻ và ý nghĩa

Khi mới sinh trẻ chưa cần bất kỳ đồ chơi nào, nhưng vào lúc trẻ được 2 hoặc 3 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu chú ý đến đồ chơi nhiều hơn và khi trẻ được một tuổi thì đồ chơi rất có ý nghĩa đối với trẻ. Đồ chơi là một ngành kinh doanh lớn: tivi, radio, tạp chí ngày nào cũng giới thiệu về nó và các bậc cha mẹ cũng muốn mua thật nhiều đồ chơi, để qua đó giúp con mình học hỏi và phát triển.
BA THÁNG ĐẦU
Đồ chơi

Giá trị sử dụng
Những loại đồ chơi chuyển động; đặc biệt có kèm theo nhạc; chọn những đồ chơi có màu sáng và hình dạng đơn giản.
Vòng nhựa

Cái lúc lắc

Những con gấu
Cỡi xe độc mã

Vòng thể dục gắn trên nôi



Đồ chơi có nút bật để nghe tiếng nhạc

Giúp trẻ nhìn và nhận dạng

Trau dồi sự điều khiển và phối hợp tay - mắt
Trau dồi sự điều khiển bàn tay và sự phối hợp tay- mắt.
Giúp gia tăng khả năng nhìn, cổ vũ trẻ với lấy chúng, trẻ có thể trò chuyện với chúng khi lớn hơn.
Tạo cho trẻ kinh nghiệm về xúc giác; dạy cho trẻ hiểu nguyên nhân và kết quả, cổ vũ trẻ với lấy chúng.
Dạy cho trẻ về nguyên nhân và kết quả
BỐN ĐẾN SÁU THÁNG TUỔI
Đồ chơi

Giá trị sử dụng
Búp bê nhồi bông
và những đồ chơi mềm khác

Trái bóng mềm

Tấm gương

Những khối mềm màu sắc sáng và
có những hình dạng khác nhau

Các đồ chơi bấm nút

Đồ chơi khi trẻ mọc răng

Những quyển sách bằng nhựa

Giúp cho hoạt động giàu tưởng tượng.
Giúp sự phối hợp tay – mắt.

Cho trẻ khái niệm về bản thân

Giúp nhận thức về màu sắc và hình dáng.


Dạy trẻ về nguyên nhân và kết quả

Làm dịu nướu răng bị kích thích.

Hiểu về xúc giác, tạo thói quen xem sách.


SÁU ĐẾN CHÍN THÁNG TUỔI
Đồ chơiĐồ chơi hình khối

Những trái bóng

Tấm gương

Những cuốn sách bìa cứng

Điện thoại


Trò chơi trốn tìm


Giá trị sử dụngGiúp nhận thức về không gian, màu sắc và hình dạng

Phối hợp tay – mắt và sự thăng bằng

Giúp cảm nhận về bản thân

Yêu thích sách, mở rộng vốn từ

Giúp hoạt động tưởng tượng, kỹ năng giao tiếp

Dạy về sự tồn tại của vật thể
CHÍN ĐẾN MƯỜI HAI THÁNG TUỔI
Đồ chơi

Giá trị sử dụng
Hộp đựng đồ

  Dạy về sự tồn tại của vật thể
Các khối gỗ để xếp hình
  Giúp nhận thức về không gian

Những đồ vật có thể dấu khuất được
  Dạy về tính vĩnh cửu của vật thể
Những đồ chơi khi tắm (vòi sen, ca nhựa, vịt nhựa…)

  Giúp khám phá về tính chất của sự vật,
hiểu về khái niệm nặng nhẹ.
Cài các khối vào nhau
  Giúp nhận thức không gian, rèn kỹ năng
xây dựng.

Lái xe
  Cho những hoạt động giàu tưởng tượng
MƯỜI BA ĐẾN MƯỜI LĂM THÁNG TUỔI
Đồ chơi

Giá trị sử dụng

Phân loại hình dạng
  Giúp trẻ luyện tập mối quan hệ giữa các hình dạng

Đẩy xe hoặc “người biết đi”
  Giúp trẻ giữ thăng bằng và tập đi
Xếp vòng

  Giúp kỹ năng phân loại
Trò chơi lắp hình

  Trau dồi kỹ năng vận động
Gắn gấu bông

Giúp sự khéo tay
Gắn đồ chơi vào đúng vị trí

  Giúp gia tăng khả năng quan sát
Xếp hộp
  Giúp sắp xếp, rèn kỹ năng toán học
MƯỜI SÁU ĐẾN MƯỜI TÁM THÁNG TUỔI
Đồ chơi

Giá trị sử dụng
Xe đạp ba bánh, ngồi và cưỡi

  Luyện kỹ năng thể chất

Xe ngựa cho trẻ, búp bê hay động vật nhồi rơm

Giúp hoạt động giàu tưởng tượng
Bút chì màu


Tập vẽ, trau dồi sự khéo tay

 Làm bong bóng nước

  Dạy kỹ năng khoa học: một vài thứ có thể thay đổi tính chất


































































Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

I. Sơ lược về tuyến vú
Bên trong tuyến vú gồm nhiều nang sữa, được cấu tạo bởi các tế bào tiết sữa. Chung quanh các nang sữa (tuyến tạo sữa) có các tế bào cơ trơn, khi co thắt sẽ đẩy sữa ra ngoài. Từ nang sữa, sữa theo các ống dẫn chảy ra ngoài. Ở phần quầng vú, các ống sữa nở rộng ra tạo thành các xoang sữa, là nơi sữa được gom lại để chuẩn bị cho bữa bú. Các nang sữa và ống dẫn sữa được bao bọc bởi mô mỡ và mô liên kết. Vú các bà mẹ có thể to nhỏ khác nhau do thành phần mô mỡ và mô liên kết nhiều hay ít, còn số lượng mô tuyến vú thì hầu như tương đương nhau. Để vú phát triển đầy đủ, cần có sự tham gia của nhiều hormon. Estrogen giúp sự phát triển của ống dẫn sữa, progesterone giúp sự phát triển các thuỳ.Chất prolactin giúp các tế bào tiết sữa tạo ra sữa, còn oxytocin làm các tế bào cơ co thắt.


II. Sự hình thành sữa mẹ:
Sự sản xuất các protein sữa, gồm casein và lactalbumin, được kích thích sau khi sanh bởi hormon prolactin, được tiết bởi tuyến yên trước. Sự bài tiết của prolactin được kiểm soát chủ yếu bởi hormon ức chế prolactin (PIH), dopamine, được sản xuất ở vùng dưới đồi.
Sự bài tiết PIH được kích thích bởi liều cao estrogen.
Trong thời gian mang thai, liều cao estrogen và progesterone giúp các tuyến tạo sữa lớn lên và hoạt động từ tháng thứ ba của thai kì, chuẩn bị cho việc tiết sữa nhưng lại ngăn chặn tác động và sự bài tiết của prolactin. Sau khi sanh, lượng estrogen và progesterone đột ngột giảm. Điều này dẫn đến việc bài xuất prolactin, làm khởi phát sự tạo sữa.
Sữa được hình thành trong các tuyến hình túi trong vú người mẹ, bắt đầu có nhiều từ khoảng 24 đến 48 tiếng sau khi sinh. Sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh, trước khi trẻ có thể tiêu hóa các loại thực phẩm  khác.
III. Cơ chế tiết sữa
Sự tiết sữa được điều khiển và duy trì bởi hai nội tiết tố chính là prolactin và oxytocin. Khi trẻ mút vú, xung động cảm giác - thần kinh từ tuyến vú lên não, kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra prolactin. Chất này vào máu đến tuyến vú kích thích các tế bào tiết ra sữa. Nồng độ prolactin trong máu đạt tối đa vào khoảng 30 phút sau bữa bú, giúp tạo sữa cho bữa bú sau. Động tác mút vú của trẻ cũng tạo nên một phản xạ thần kinh kích thích thùy sau tuyến tiết ra oxytocin. Oxytocin vào máu đến tuyến vú làm co thắt các tế bào cơ trơn, tống sữa theo các ống dẫn đến các xoang sữa theo các mạch ra đầu núm vú. Trong cơ chế tiết sữa còn có sự tự điều chỉnh lượng sữa được tiết ra. Khi các nang sữa ứ đầy sữa nhưng không thoát được ra ngoài, các tế bào tiết sữa sẽ tiết ít sữa lại. Vì vậy, để vú tiếp tục tạo sữa tốt thì sữa mẹ phải được chảy ra khỏi vú. Nếu trẻ không bú được hoặc bú không hết sữa thì cần phải vắt ra sữa để sự sản xuất sữa vẫn được tiếp tục một cách đầy đủ. Như vậy, qua cơ chế tạo sữa như  trên, chúng ta thấy để có nhiều sữa, cần phải có nhiều prolactin. Điều này được thực hiện bằng cách cho trẻ bú nhiều. Nói tóm lại, trẻ bú càng nhiều càng tạo được nhiều sữa.
Bảng 2.1. Các hormon ảnh hưởng đến việc tiết sữa
 
Hormon
Nguồn chủ yếu
Tác động
Hormon tăng trưởng, insulin, cortisol, hormon tuyến giáp Tuyến yên, tuyến tuỵ, vỏ thượng thận và tuyến giápCần thiết để cung cấp các acid amin, acid béo, glucose và calci cần cho sự tạo a.
Estrogen và progesteroneNhau thaiTăng trưởng và phát triển các nang, thùy và ống dẫn sữa ở tuyến vú
ProlactinTuyến yên truớc Sản xuất các protein sữa, gồn casein và lactabumin
Oxytocin Tuyến yên sau Kích thích bài xuất sữa
IV. Sữa non
Sữa non được tiết ra từ những giờ đầu cho đến hết tuần đầu sau khi sanh. Sữa non đặc sánh, màu vàng nhạt, rất giàu chất đạm, kháng thể, bạch cầu, và vitamin A. 
    • Lượng đạm trong sữa non nhiều gấp 10 lần trong sữa trưởng thành.
    •  
    • Sữa non chứa rất nhiều kháng thể (IgA, IgG, IgM, IgD), một số chất có tác dụng chống vi trùng như interferon  (chống siêu vi trùng), fibronectin (tăng cường lực lượng bạch cầu như đại thực bào (macrophage). Có rất nhiều tế bào miễn nhiễm trong sữa non. Nhiều nhất (50% số bạch cầu) là bạch cầu trung tính (neutrophil), 40% đại thực bào, 10% lymphocyte (trong đó 20% là loại tế bào B và 80% loại tế bào T). Do vậy, nếu được bú sớm sau sinh, bú đều đặn trong 6-9 tháng đầu, trẻ sẽ không bị mắc các bệnh như sởi, ho gà; ít bị viêm đường hô hấp và tiêu chảy.
    •  
    • Sữa non giàu vitamin hơn sữa thật sự, đặc biệt là vitamin A. Vitamin A giúp trẻ ít bị các bệnh nhiễm khuẩn nặng và phòng ngừa được bệnh khô mắt.
    •  
    • Do có các yếu tố phát triển nên sữa non cũng giúp cho bộ máy tiêu hóa của trẻ sớm trưởng thành.
    •  
    • Sữa non có tác dụng xổ nhẹ, giúp tống nhanh phân su ra khỏi đường tiêu hóa. Điều này sẽ hạn chế hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh.
Thời gian vàng tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Thời gian vàng tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Việt Nam là vùng có tỷ lệ người mang virut viêm gan B rất cao, 10-20% dân số. Nếu người mẹ mang thai nhiễm virut viêm gan B thì có đến 90% sẽ truyền bệnh sang con, nhưng nếu trẻ được tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh thì có thể giảm nguy cơ lây nhiễm đến 85%. Nhưng vẫn còn nhiều thắc mắc của các bà mẹ xung quanh vấn đề này như: vì sao lại là 24 giờ đầu sau sinh? như vậy có sớm quá đối với một đứa trẻ mới chào đời không?...
 
 
Tại sao phải tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh?
Tiêm vaccin cho trẻ 24 giờ đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền virut viêm gan B từ mẹ sang con. Điều này đặc biệt quan trọng vì hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm virut viêm gan B từ mẹ khi sinh sẽ có 90% nguy cơ trở thành bệnh mạn tính và khoảng 25% trong số đó sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan. Tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh có hiệu quả bảo vệ phòng lây truyền từ mẹ sang con từ 80-85%. Nếu trẻ tiêm vaccin viêm gan B muộn sau khi sinh thì việc phòng tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con sẽ bị giảm, cụ thể nếu tiêm vaccin viêm gan B vào thời điểm 7 ngày sau khi sinh, khả năng phòng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ đạt 50-57%.
Ngoài ra, tiêm vaccin viêm gan B sớm không chỉ có hiệu quả tốt phòng lây truyền viêm gan từ mẹ sang con trong khi sinh mà còn giúp trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu. Ngay cả khi trẻ sơ sinh không bị nhiễm trong quá trình sinh đẻ thì trẻ vẫn có nguy cơ cao lây nhiễm virut viêm gan B từ mẹ bị nhiễm virut do tiếp xúc trực tiếp và gần gũi với mẹ.
 
Có thể tiêm vaccin viêm gan B sau 24 giờ được không?
Tiêm vaccin viêm gan B tốt nhất là trong 24 giờ đầu sau khi sinh, nếu không tiêm được thì cần tiêm sớm sau đó ngay khi có thể (trong vòng 7 ngày sau khi sinh).
Tiêm vaccin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh có sớm quá không?
Tiêm vaccin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh không phải là can thiệp đầu tiên đối với trẻ sơ sinh. Tại cơ sở y tế, trẻ vẫn được tiêm vitamin K ngay sau khi sinh, vaccin BCG phòng lao cũng được khuyến cáo nên tiêm sớm sau khi sinh. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và chỉ đạo của Bộ Y tế, vaccin viêm gan B cần được tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh vì đây là biện pháp hiệu quả nhất phòng tránh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ hay từ các thành viên khác trong gia đình, những người xung quanh cho trẻ. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng chiến lược này và đã thành công trong việc giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan B trong cộng đồng xuống dưới 1%. Tuy nhiên, trẻ mới sinh cũng cần có thời gian thích nghi với môi trường bên ngoài, sự ổn định nhịp thở, da hồng, bú tốt là những dấu hiệu chứng tỏ một trẻ khỏe mạnh, khi đó có thể tiêm vaccin mà vẫn đảm bảo trẻ được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

Những trường hợp nào không nên tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh?
Trước khi được tiêm chủng, trẻ cần được cán bộ y tế thăm khám trước. Trẻ được tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh khi đã bú tốt. Những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, trẻ bị đẻ khó, mẹ bị sốt trước, sau khi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật… cần được thăm khám cẩn thận để tránh các trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên. Đối với những trẻ đang bị ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thì cần được hoãn tiêm.
Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia
Theo Sức khỏe & đời sống
Nhận biết lao sơ nhiễm ở trẻ em

Nhận biết lao sơ nhiễm ở trẻ em

Ở trẻ em, lao sơ nhiễm là bệnh thường gặp. Bệnh ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cơ thể trẻ và có thể gây ra những hậu quả nặng nề nếu lao sơ nhiễm chuyển thành lao kê, lao phổi, lao màng não. Triệu chứng lao sơ nhiễm ở trẻ rất đa dạng, phong phú, có thể cấp tính hoặc từ từ. Ở trẻ có biểu hiện cấp tính: trẻ sốt cao 39 - 400C, kèm theo nôn, co giật, ban đỏ ngoài da… Sốt kéo dài trên 3 tuần.
 
Ở trẻ có biểu hiện từ từ thì chỉ thấy trẻ sốt nhẹ kéo dài trên 3 tuần, nhiệt độ buổi chiều cao hơn buổi sáng, trẻ gầy sút, chậm lên cân, biếng ăn, hay quấy khóc, ho khan, hay có rối loạn tiêu hóa (ăn uống chậm tiêu, phân lúc lỏng lúc đặc, bụng luôn có cảm giác ậm ạch khó chịu). Giai đoạn toàn phát các triệu chứng trên rõ nét hơn, trẻ có hội chứng nhiễm   khuẩn, nhiễm độc kéo dài (sốt liên tục về chiều và đêm, ra mồ hôi trộm, sút cân, da xanh, ho nhiều). Khi thấy trẻ có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến chuyên khoa lao khám. Khi đã được xác định là lao sơ nhiễm, việc điều trị phải do thầy thuốc chuyên khoa lao quyết định.            
 
BS. Lê Văn Sơn
Theo Sức khỏe & đời sống
Colic – Cơn đau do co thắt ở trẻ sơ sinh các mẹ nên biết

Colic – Cơn đau do co thắt ở trẻ sơ sinh các mẹ nên biết

Có những em bé sơ sinh phải trải qua những tháng đầu đời với những cơn khóc dai dẳng kéo dài mà không giải thích được. Triệu chứng này thường gặp ở trẻ từ 2 tuần đến 16 tuần tuổi, cơn khóc thường kéo dài khoảng 3 giờ hoặc hơn và hay xảy ra vào chiều tối. Ngoài một số bệnh lý thực thể ở trẻ nhỏ cần được loại trừ thì colic là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Colic xảy ra ở 1/3 số trẻ, nó gây nên những cơn đau thắt, sau đó vài tuần triệu chứng tự khỏi mà không cần phải điều trị gì.
 
Colic thường bắt đầu xuất hiện ở tuần thứ 2 – 4 sau sinh và tăng dần đến 6 – 8 tuần tuổi. Trước khi vào cơn khóc, trẻ vẫn bú và chơi bình thường. Sau đây là một số đặc điểm gợi ý trẻ có thể bị colic:

- Trẻ khóc đỏ mặt, vẻ mặt nhăn nhó khó chịu.
- Trẻ có thể co chân lên trên.
- Trẻ khóc to dai dẳng.
- Cơn đau không giảm và tự hết sau 3 giờ hoặc lâu hơn.   
     
Nguyên nhân:  Mặc dù có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, nhưng nguyên nhân thật sự vẫn chưa được làm sáng tỏ. Một số giả thuyết đưa ra để giải thích nguyên nhân bao gồm:
- Chế độ ăn của mẹ: một số thức ăn mẹ ăn vào có thể gây dị ứng cho trẻ bú mẹ, thường gặp ở các loại thực phẩm như bắp cải, súp lơ, sô cô la, hành, sữa bò.
- Một số chất như nicotin, cafein mà mẹ sử dụng cũng có thể gây colic cho trẻ bú mẹ.
- Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng.
- Trẻ chưa quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ trong những tháng đầu đời.

Chẩn đoán colic:

Cha mẹ không nên tự chẩn đoán khi trẻ quấy khóc mà nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để được thăm khám để kiểm tra các bệnh lý gây đau bụng hoặc khó chịu ở trẻ nhỏ. Chẩn đoán colic chỉ nghĩ đến khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.
BS. Như Huỳnh
Theo Hội chu sinh và Sơ sinh
Những điều bà mẹ nên tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Những điều bà mẹ nên tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ hãy chú ý tránh 8 điều dưới đây để con có được sức khỏe tốt nhất. 

1. Sử dụng tã quấn quá kín
Sử dụng tã quấn quá kín sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của da. Vì được bao bọc quá kín nên những chất thải tiết ra từ cơ thể trẻ cùng với mồ hôi sẽ không thoát được ra ngoài. Trong những chất thải đó có chứa rất nhiều CO2, đây là những chất không có lợi cho sự phát triển da của trẻ.
Nếu người lớn không chú ý, da của trẻ sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Trẻ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, nguy hiểm hơn là gây ảnh hưởng đến tính mạng. 
2. Để con nằm cùng cha mẹ
Rất nhiều gia đình có thói quen để con nằm giữa khi ngủ. Các chuyên gia cho biết rằng điều này là hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ bởi người lớn cần nhiều ôxy hơn so với trẻ nhỏ. Trong quá trình ngủ, nếu để trẻ nằm giữa, trẻ khó thở vì không lấy được oxy. Hơn nữa, lượng CO2 do người lớn thải ra không thoát được sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ luôn bất an, ngủ không ngon giấc và quấy khóc nhiều lúc nửa đêm.
   
3. Tránh dùng chất tẩy và nước giặt để giặt quần áo cho trẻ
Trong chất tẩy và các loại nước giặt đều chứa nhiều sulfonate alkyl benzen và nhiều chất hóa học khác. Những chất này đều có tác dụng gây ức chế mạnh mẽ. Nếu giặt không sạch rất có thể sẽ khiến da của trẻ bị nhiễm độc và dị ứng. Chính vì vậy, không nên dùng các chất này để giặt quần áo cho trẻ. 
4. Cắt tỉa lông mi cho con
Không ít người chọn cách cắt lông mi của con với hy vọng lông mi có thể mọc dài và cong hơn.
Trên thực tế, “tuổi” của lông mi chỉ khoảng 90 ngày. Việc cắt lông mi chưa chắc đã có thể làm cho lông mi dài hơn vì điều này còn phụ thuộc vào thể chất riêng của mỗi cá nhân. Hơn nữa, các chuyên gia sức khỏe trẻ em cho rằng, cắt lông mi gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Lông mi có vai trò ngăn ngừa bụi và các chất khác trực tiếp tác động vào mắt. Chính vì thế, sau khi cắt lông mi, mắt có thể bị nhiễm bụi và mắc nhiều bệnh hơn.


5. Không nên để trẻ mặc quần áo mới chưa qua giặt
Quần áo trẻ em mới mua phải được giặt sạch rồi mới cho trẻ mặc để bảo vệ trẻ khỏi dị ứng da và tổn thương vì chất vải mới. Đối với những loại quần áo bông, nên mua cỡ lớn hơn vì rất có thể sau khi giặt, quần áo sẽ co lại và nhỏ hơn so với ban đầu.
   
6. Không nên đánh vào đầu và lưng trẻ
Đầu và sống lưng là nơi tập trung hệ thống thần kinh trung ương và tủy sống. Nếu trẻ bị đánh vào những bộ phận này sẽ có thể bị ảnh hưởng thần kinh.
   
7. Không nên đặt hoa trong phòng ngủ của trẻ
Trẻ có thể bị dị ứng phấn hoa. Ngoài ra, một số loài hoa có chứa độc tố gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như lá và hoa trúc đào; hoa đinh hương, hoa nhài có mùi quá mạnh sẽ gây dị ứng, xương rồng có gai dễ làm trẻ bị thương…
   
8. Không nên tắm quá kỹ cho trẻ
Da của trẻ rất nhạy cảm và mỏng. Dưới da có rất nhiều mạch máu, nếu tắm cho trẻ quá kỹ bằng xà phòng chứa nhiều kiềm mạnh sẽ khiến da mẩn đỏ và giảm chức năng bảo vệ.
Theo Hội chu sinh & sơ sinh
Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015
Em bé uống nhiều nước có sao không?

Em bé uống nhiều nước có sao không?


Hỏi
Chào bác sĩ! Bé nhà con hiện nay được 4 tháng 20 ngày. Bé vừa bú mẹ vừa bú bình. Bà bé thường kêu cho bé uống nhiều nước, có khi lấy trà thanh nhiệt cho bé uống. Theo con tìm hiểu là không nên cho bé dưới 6 tháng uống nước nên con chỉ cho tráng miệng sau khi bú bình thôi. Hôm nay bé bị không tiêu, ói nên đi bác sĩ. Bác sĩ kê thuốc uống sau đó từ 7 giờ sáng đến 8 giờ tối bé không đi tiểu. Con lên hỏi bác sĩ kêu cho bé uống nhiều nước vô, không uống nước nhiều lấy gì tiểu. Nhưng con thấy bú sữa thì vẫn có nước thì ít nhiều bé cũng phải tiểu chứ. Khi nghe bác sĩ la mẹ chồng con về lấy trà thanh nhiệt cho bé uống, con không đồng ý thì bị la. Mong bác sĩ hãy cho con lời khuyên, bé tầm tháng này mỗi ngày uống khoảng bao nhiêu ml nước là đủ. Cảm ơn bác sĩ. Trân trọng! 
 
 
 
Trả lời
 Chào bạn, Nếu bé tiểu ít có nghĩa là bú chưa đủ nên bạn cần cho bú mẹ nhiều hơn. Bé dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú sữa mẹ hoàn toàn là có đủ nước nếu mẹ cho bé bú đủ. Nếu bú sữa bột thì uống thêm vài muỗng nước để tráng miệng sau bú.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ AnhKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Em Bé 2 tháng tuổi bị ọc sữa và không tăng cân

Em Bé 2 tháng tuổi bị ọc sữa và không tăng cân


Hỏi
Em chào bác sĩ. Bé nhà em được 2 tháng 7 ngày, bé bị ọc sữa hơn 1 tháng nay. Lúc đầu bé ọc ngày 1 lần, giờ thì có ngày bé ọc 3-4 lần, và em thường nghe bé thở khò khè như có đờm trong mũi vậy. Em đã cho bé đi khám ở bệnh viện Nhi Đồng 1 và được kê thuốc motilium, air-x và men tiêu hoá nhưng bé uống không thấy bớt. Em có hỏi bác sĩ có cần đưa bé đi hút mũi không thì bác sĩ nói không, chỉ cần nhỏ nước muối cho bé mỗi ngày. Lúc bé 2 tháng em cân bé được 4.7kg, sau 1 tuần bé chỉ lên được 100g (bé sanh non 36 tuần, nặng 2.6kg). Em cho bé bú sữa mẹ rút ra bình mỗi lần 70-80ml, mỗi cữ cách nhau 2-3h. Em đang rất lo về tình trạng của bé, bác sĩ cho em hỏi: 1/ em phải lám như thế nào để bé không ọc sữa nữa?
2/ làm sao để bé tăng cân tốt hơn thưa bác sĩ?
3/ em có cần đưa bé đi hút đờm không thưa bác sĩ?
4/ bé em chỉ chích ngừa lao lúc mới sanh, giờ với tình trạng như vầy em có cần đưa bé đi chích ngừa các mũi còn lại không thưa bác sĩ?
Em chân thành cảm ơn bác sĩ và mong được bác sĩ tư vấn.



Trả lời
 Chào bạn, Nếu uống thuốc mà không giảm ọc sữa thì bạn đưa bé tái khám để bác sĩ đổi thuốc. Sau khi cho bú, bạn cần bế đứng em bé ít nhất 30 phút rồi mới đặt bé nằm xuống. Cho bé nằm trên gối chống trào ngược (mua ở BV Nhi Đồng 1). Bé không cần hút đờm vì không bị viêm hô hấp mà do sữa trào lên làm khò khè. Bé vẫn có thể đi chích ngừa bình thường nếu không bị viêm hô hấp hay các bệnh lý cấp tính khác.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ AnhKhoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé bị cong chân nên làm gì?

Bé bị cong chân nên làm gì?

Hỏi
Con gái tôi nay đã được 1 tuổi, bé đã đi và chân hơi cong. Khi sinh ra bé có được bác sĩ chỉ làm vật lý trị liệu nhưng hôm nay vẫn còn bị. Tôi muốn đi khám cho con tại khoa vật lý của bệnh viện có được không?
 
 
 
Trả lời
Chào bạn, Bạn có thể đưa bé đi khám tại phòng Vật lí trị liệu, lầu 1 Làng Hòa Bình 284 Cống Quỳnh Q1.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015
Cách chọn sữa cho bé

Cách chọn sữa cho bé

Sữa là nguồn dinh dưỡng đặc biệt và thường được coi là một thực phẩm hoàn hảo và toàn diện nhất có sẵn trong thiên nhiên. Tại các quốc gia phát triển, sữa và chế phẩm từ sữa được tách ra là một nhóm thực phẩm riêng từ nhóm thức ăn cung cấp chất đạm, cần có mặt trong thực đơn của mọi lứa tuổi.


   Trong những năm gần đây các mặt hàng sữa ngày càng phong phú với sự góp mặt hầu hết các công ty sữa lớn trên thế giới và hàng trăm nhãn hiệu khác nhau phục vụ cho nhiều nhu cầu đa dạng, và làm không ít người tiêu dùng cảm thấy lúng túng trong việc chọn lựa một loại sữa phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế của mình.
   Như chúng ta đã biết sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên vì một số nguyên nhân nào đó như mẹ không có sữa, mẹ bệnh phải cách ly với trẻ , mẹ phải dùng thuốc đặc trị , một số trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Nhằm tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của tất cả trẻ nhỏ, các nhà khoa học và chuyên gia y tế đã mất nhiều công sức để chế tạo ra những loại sữa công thức gần giống với sữa mẹ.
   Nói chung, các loại sữa công thức được phân loại chủ yếu dựa vào loại protein và loại đường có trong sữa. Thành phần protein sữa bò, chất béo được điều chỉnh và được bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng và khoáng chất như sắt, DHA, ARA, cholin, phù hợp cho từng lứa tuổi.
   LOẠI SỮA NÀO PHÙ HỢP CHO CON CỦA BẠN?
   Quyết định sử dụng loại sữa công thức nào phù hợp bạn cần dựa trên những tiêu chí sau: sức khỏe của trẻ, tuổi, nhu cầu dinh dưỡng, giá cả.
   Sau đây là một số kiến thức cơ bản giúp bạn chọn sữa cho trẻ
   I. Sữa cho trẻ dưới 1 tuổi:
   1. Sữa dành cho trẻ sanh non nhẹ cân: ví duï nhö Frisolac Premature, Enfalac Premature, Dumex Premature….Nếu trẻ có cân nặng dưới 2500g, bạn nên sử dụng nhóm sữa này để nuôi trẻ.
   -          Chứa protein, vitamine và khoáng chất cao phù hợp cho trẻ sanh non.
   -          Năng lượng cao hơn so với sữa bình thường (0,7-0,75Kcal/ml so với 0,67Kcal/ml)
   Ngoài ra , ở những nước đã phát triển còn có dạng sữa mẹ đóng hộp được bổ sung thêm vi chất như Enfamil Human Milk Fortifier, Similac Natural Care Human Milk Fortifier, Similac Human Milk Fortifier…
   2. Sữa công thức dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi:  ví dụ như Similac, Enfalac, SMA, Dielac1, Cô gái Hà Lan step1, Lactogen1, Dumex 1, Guigoz 1, NAN 1 …
   -        Loại sữa này phù hợp cho trẻ sơ sinh (có cân nặng lúc sanh trên 2500gr) tới 6 tháng tuổi vì dễ tiêu hóa và có tỉ lệ canci/ phospho =2:1, tỉ lệ này toái ưu cho thận của trẻ nhỏ và tăng cường hấp thụ canxi.
   -        Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khi trẻ bú được 150ml/kg cân nặng/ngày.
   3. Sữa dành cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: ví dụ như Enfapro, Gain, Cô gái Hà Lan step 2, Dielac 2 ...
   Trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cho ăn dặm đa dạng với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm chất béo, tinh bột, đạm, rau và trái cây. Sự tăng cân của trẻ không còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sữa như trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ chỉ cần bú 500 – 800ml sữa/ ngày là đủ, phụ thuộc vào cân nặng hiện tại của trẻ.
   II. Sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi: ví dụ như  Cô gái Hà lan 123, Enfagrow, Dielac3, Dugro, Nestlé 1+...... Có thể chia ra loại trên 3 tuổi và trên 6 tuổi do tuỳ theo nhu cầu ưu tiên chất dinh dưỡng theo lứa tuổi như nhiều canxi hơn, nhiều chất giúp tăng cường chống nhiễm khuẩn hơn, nhưng nói chung thì tương đối không khác nhau nhiều và sự lựa chọn không cần chặt chẽ quá do trẻ còn ăn thêm nhiều thực phẩm khác nữa. Trẻ cần uống  khoảng 300-500ml sữa mỗi ngày.
   III. Nhóm sữa dành cho các nhu cầu đặc biệt
   1. Nhóm không có đường lactose: Nhóm sữa này thường dùng cho trẻ có ruột bị kích thích, đầy hơi, tiêu lỏng do nhạy cảm với đường lactose. Dựa vào nguồn đạm có trong sữa, nhóm này được phân làm 2 loại:
   -          Gốc động vật: ví dụ như Dumex lacto-free, Similac Lactose Free, Enfalac Lactose Free …
   -          Gốc thực vật: ví dụ như Prosobee, Nursoy, Isomil….
   2. Sữa thủy phân: Sữa không chứa đường lactose và protein sữa bò đã bị thủy phân nên dễ tiêu hóa dùng cho trẻ bị dị ứng sữa bò: Nutramigen, Pregestimil và Alimentum. Ngoài ra, có thể dùng cho trẻ từ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống bất cứ loại gì cũng tiêu chảy, không dung nạp được thức ăn do tiêu chảy nặng kéo dài, bệnh lý mổ cắt ruột nhiều, suy dinh dưỡng dạng teo đét.
   Do vậy nếu gia đình bạn có tiền căn dị ứng thức ăn hoặc trẻ bị dị ứng sữa bò, bạn nên chọn sữa đậu nành hoặc sữa thủy phân nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Tuy nhiên cũng có một số trẻ dị ứng sữa bò có phản ứng dị ứng chéo với sữa đậu nành.
   3. Sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Một số sữa công thức có bổ sung thêm tinh bột gạo (ví dụ như Enfamil AR), hoặc bổ sung thêm chất gôm thiên nhiên có đặc tính làm đặc sữa giúp giảm nôn trớ và nuôi dưỡng các vi khuẩn có ích trong ruột, làm tăng thể tích và độ dẻo của phân, ngăn ngừa táo bón và các cơn đau co thắt (ví dụ như Frisolac Comfort).
   4. Nhóm sữa không chất béo: Sữa không chất béo chứa ít năng lượng và không chứa cholesterol thường được sử dụng cho đối tượng có nhu cầu canxi nhưng không muốn tăng cân hoặc cần kiêng chất béo như trong bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid, cholesterol cao, tiểu đường hoặc do kém hấp thu chất béo như bệnh lý gan mật, tiêu hóa
   Khi đã chọn xong loại sữa, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
   Cần:
   - Xem thời gian sử dụng trên nhãn sữa.
   - Pha chế sữa đúng theo hướng dẫn được ghi trên nhãn sữa vì nếu pha sữa đặc có thể dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải và tổn thương thận của trẻ, ngược lại nếu pha sữa lỗng sẽ làm trẻ ảnh hưởng sự tăng trưởng của trẻ và có thể gây suy dinh dưỡng.
   - Phải rửa tay trước khi cầm vào bình sữa và khi cho trẻ bú.
   - Cần tiệt trùng bình sữa trước khi pha chế.
   - Sau khi trẻ đã bú xong nên đổ bỏ phần sữa còn thừa lại vì vi trùng trong nước bọt của trẻ sẽ sống và tăng sinh trong phần sữa đó.
   Không nên:
   - Ủ hoặc để tủ lạnh sữa đã được pha mà không sử dụng ngay.
   - Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì nhiệt độ của sữa có thể rất cao mặc dầu bình sữa khi bạn chạm vào không nóng.
   - Dùng nước rau để pha sữa.
ThS. Bs. Hoàng Thị Tín
Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014
Tẩy giun cho bé - lời khuyên bác sĩ

Tẩy giun cho bé - lời khuyên bác sĩ

Nhiễm giun là một  trong nhiều nguyên nhân gây bệnh lý đường tiêu hóa ở trẻ em. Hệ quả là trẻ sẽ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, gây suy dinh dưỡng , thiếu máu. Có trẻ nhiễm giun có thể biểu hiện ở cơ quan khác như giun vào phổi gây ho kéo dài, ở ruột gây tắc ruột, giun có thể chui vào ống mật gây tắc mật vàng da, giun ký sinh ở các bộ phận khác như tai, cơ, não, gan,.. gây nhiều bệnh lý nặng nề có thể tử vong.


Giun là loại ký sinh trùng sống bám vào cơ thể, chủ yếu là ở ruột. Thường ở những vùng có chiến tranh , nền  kinh tế kém phát triển, hoặc ở những nơi có tập tục vệ sinh ăn uống không sạch sẽ , tỉ lệ nhiễm giun rất cao. Có nhiều loại giun , giun tóc , giun móc, giun đũa, sán lá, ....Riêng ở nước ta tỉ lệ này chưa có thống kê chính xác, nhưng tỉ  mắc bệnh giun đũa cũng khá cao, ở thành phố chủ yếu nhiễm do giun đũa, ở nông thôn do tình trạng đi chân đất, tỉ lệ nhiễm giun móc cao, gây thiếu máu, suy dinh dưỡng. Người lớn nhiễm giun đũa thường là do ăn rau sống có lẫn trứng giun, thức ăn bị phơi nhiễm do bụi và ruồi, nhặng, gián... Trẻ bị nhiễm do ăn thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm , hoặc nuốt phải trứng giun trên nền đất khi cầm nắm và ngậm đồ chơi nhiễm bẩn.

Dùng thuốc tẩy giun là một việc làm rất cần thiết. Thuốc trị giun đường ruột là thuốc có tác dụng tẩy sạch, hoặc làm giảm đáng kể số lượng giun ra khỏi ruột.

 Thuốc tẩy giun là một loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn và chỉ nên  bắt đầu tẩy giun định kỳ khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Trong trường hợp trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa trẻ đi khám và  làm xét nghiệm tầm soát, và khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun thì trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của Bs.

Một số thuốc tẩy giun thường được Bs  khuyên dùng:

Mebendazole tiêu diệt giun bằng cách gây thoái hóa cấu trúc ruột giun, làm rối loạn chức năng tiêu hóa của giun. Thuốc có dạng viên hàm lượng 500 mg, các bà mẹ chỉ cần cho bé uống một liều duy nhất. Đối với loại hàm lượng 100 mg mỗi viên, mẹ cho uống 2 viên mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, uống trong 3 ngày liên tiếp.

Albendazole có tác dụng diệt trứng, ấu trùng và giun trưởng thành bằng cách làm giun mất năng lượng, bị bất động và tiêu diệt từ từ. Sau đó, xác giun sẽ được thải ra ngoài qua nhu động ruột. Thuốc có dạng viên nén 200 mg và 400 mg. Khi dùng loại này, mẹ sẽ cho uống một lần duy nhất 1 viên 400 mg. Đối với viên có hàm lượng 200 mg, mẹ cho uống 2 viên cùng lúc

Pyrantel - Thuốc làm tê liệt thần kinh các loại giun, giun sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén 125 mg và 250 mg, liều dùng là 10 mg cho mỗi kilogram cân nặng, uống 1 liều duy nhất.

Lưu ý  khi uống thuốc tẩy giun, trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ.

Phản ứng phụ có thể  gặp:

- Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,  không cần lo ngại, sẽ nhanh chóng khỏi.

-Dị ứng , phát ban, nổi mẫn ngứa, có thể hết khi dùng thuốc điều trị triệu chứng.

Điều quan trọng là phải phòng bệnh để tránh bội nhiễm, tái nhiễm giun.

Phòng ngừa:

- Rửa tay sạch sẽ khi ăn.

- Ăn thức ăn chế biến sạch sẽ, nấu kỹ và bảo quản tốt.

-Diệt ruồi và dán, vì chúng có thể bám vào phân hay thức ăn nhiễm trứng giun và bò hay đậu lên thức ăn sạch.

-Rửa sạch sẽ đồ chơi, không để trẻ bò lê dưới đất.

- Mang giày dép, không đi chân đất khi ra vườn.

- Xử lý chất thải tốt. Như đi tiêu đúng nơi quy định.

Tuy nhiên những việc trên rất khó vì có thể do nguồn nước , do môi trường, thói quen sống... Cho nên việc tẩy giun định kỳ  mỗi 4-6 tháng là rất cần thiết để ngừa bệnh.

Đăng bởi: BS.CK2.Nguyễn Thị Thanh - TK.Dịch vụ 1
Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014
Bé hay bị trào ngược - nôn - ói sau khi ăn?

Bé hay bị trào ngược - nôn - ói sau khi ăn?

Sau khi nuốt, thức ăn sẽ đi từ miệng xuống một cái “ống dài” là thực quản (TQ) trước khi vào dạ dày (DD). Ở chỗ TQ nối với DD có một số cấu trúc đặc biệt làm TQ “đóng lại”, giúp thức ăn không bị “dội ngược” trở lên khi DD co bóp, trong đó quan trọng nhất là cơ hoành và cơ vòng dưới TQ. Trong một số trường hợp, do bất thường trong cấu trúc cơ hoành (ví dụ thoát vị hoành), hoặc thường gặp hơn là do cơ vòng dưới TQ thường xuyên giãn ra, làm “mở cửa toang hoang” trong lúc DD đang co bóp mạnh mẽ, gây nên luồng thức ăn bị trào ngược lên trên. Đó là tình trạng trào ngược DD - TQ.



Bệnh trào ngược DD - TQ có nguy hiểm không?
Các biến chứng của bệnh trào ngược có thể thấy ngay ở đường tiêu hóa mà cơ quan gần nhất phải gánh chịu là TQ. TQ sẽ bị viêm với nhiều mức độ khác nhau gây ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé và biến chứng nặng nề nhất lên TQ là “TQ Barrett”, là tình trạng TQ bị viêm chít hẹp lại, gây khó khăn cho sự lưu thông thức ăn từ trên xuống.
Cơ quan bị ảnh hưởng hay gặp nữa là hệ hô hấp. Bé sẽ dễ bị ho, khò khè kéo dài mà không đáp ứng với các điều trị thông thường. Hoặc bé bị khàn tiếng do dây thanh trong cổ họng bị dày lên, hậu quả của tình trạng dịch acid ở DD trào vào vùng hầu họng. Gần đây, các nhà khoa học cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan mật thiết ở những trẻ bị bệnh trào ngược DD – TQ và tình trạng hen suyễn. Ngoài ra, trẻ bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm xoang, sụt cân, suy dinh dưỡng, nuôi chậm lớn và về lâu dài có thể đưa đến những rối loạn phát triển hành vi.

Trào ngược DD - TQ có phổ biến hay không?
Đây là vấn đề về tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, tuy nhiên, nó được xem như một hiện tượng sinh lý bình thường do sự phát triển còn non nớt của hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Ước tính có hơn 50% trẻ khỏe mạnh có tiền sử trào ngược DD - TQ trong 3 tháng đầu đời. Con số này tăng lên 67% ở thời điểm 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thoái lui khi trẻ lớn lên nhờ các cấu trúc của đường tiêu hóa dần hoàn chỉnh và chế độ ăn cũng đặc dần. Ở thời điểm 8 tháng tuổi thì có đến 85% trẻ bị trào ngược sẽ hết triệu chứng, và chỉ khoảng 5% trẻ tiếp tục vẫn bị trào ngược sau thời điểm 1 tuổi. Nhóm trẻ này sẽ dễ có nguy cơ xuất hiện các biến chứng của trào ngược, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và tình trạng trào ngược sinh lý trước kia giờ trở thành bệnh lý, đó là bệnh trào ngược DD - TQ.

Làm sao nhận biết được bé bị trào ngược sinh lý hay bệnh lý?
Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, một ngày bị trớ sữa vài lần nhưng vẫn vui vẻ, lên cân tốt, bú đều đặn, không bị khò khè tái đi tái lại… thì nhiều khả năng chỉ là trào ngược sinh lý, sẽ thoái lui dần theo thời gian (thường chậm nhất là ở thời điểm 1 tuổi). Nếu trẻ vẫn thường ọc sữa sau 1 tuổi, hoặc trẻ chậm lên cân, gầy gò, biếng ăn, sợ ăn, hay bị khò khè kéo dài đáp ứng kém với điều trị, viêm phổi tái phát nhiều lần… thì nhiều khả năng là trào ngược đã có biến chứng (trở thành bệnh lý). Một số biện pháp cận lâm sàng (xâm nhập hoặc không xâm nhập) sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi đề nghị, nhằm chẩn đoán chính xác để việc điều trị được kịp thời và hợp lý.
Cách chăm sóc trẻ bị trào ngược DD - TQ
Các bậc phụ huynh nên hiểu tình trạng trào ngược sinh lý chỉ là nhất thời trong một giai đoạn đầu đời của bé, sẽ tự khỏi. Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp làm giảm triệu chứng, mang lại sự dễ chịu cho bé, đồng thời cũng làm cho cha mẹ yên lòng.
Các cữ bú nên được chia nhỏ mỗi lần 30 - 60ml. Đối với những bé phải bú với số lượng nhiều, cứ sau mỗi 60ml thì vẫn giữ tư thế đang ẵm, đầu cao và vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ rồi bú tiếp. Không vác trẻ lên vai trong những trường hợp này vì dễ làm trẻ ọc sữa ra do DD bị đè ép.
Làm đặc sữa cũng là biện pháp được nhắc đến bằng cách bỏ thêm bột gạo vào sữa, giúp sữa sệt hơn. Những trường hợp này nên cắt lỗ núm vú rộng hơn một chút giúp sữa đặc có thể xuống dễ dàng. Do lượng calo trong bột cao hơn sữa nên thể tích mỗi lần bú không cần nhiều như trước, giúp giảm số lượng sữa trong dạ dày, cũng làm giảm trào ngược.
Sau khi bú xong, trẻ nên được đặt nằm đầu cao khoảng 30 độ là tư thế giúp giảm triệu chứng trào ngược. Ở những trẻ lớn, các thức ăn mang tính kích thích DD như: thức ăn chua, cà phê, hay hút thuốc ở trẻ vị thành niên cũng làm nặng nề thêm triệu chứng trào ngược. Ngoài ra, một số không nhỏ trẻ bị dị ứng protein sữa bò có biểu hiện là trào ngược nên một số trẻ mà đang uống sữa công thức nghi ngờ có tình trạng này sẽ được bác sĩ hướng dẫn đổi qua loại sữa phù hợp.
Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014
Một số cách giúp trẻ dễ uống thuốc

Một số cách giúp trẻ dễ uống thuốc

Khi tham gia tư vấn tại nhà thuốc, một trong những câu hỏi thường gặp của các phụ huynh là “con tui khó uống lắm phải làm sao hở bác sĩ?”. Sau đây xin chia sẻ một số cách giúp phụ huynh dễ dàng hơn trong việc uống thuốc.



     Chia nhỏ số thuốc phải uống trong một lần: đối với các toa có số thuốc từ 2 trở lên, phụ huynh nên chia nhỏ ra. Ví dụ toa có 3 thuốc : thuốc 1 uống 2 lần 1 ngày, thuốc 2 uống 3 lần 1 ngày, thuốc 3 uống 2 lần một ngày. Phụ huynh có thể chia như sau: sáng thuốc 3 + thuốc 1 + thuốc 2, trưa thuốc 3 + thuốc 2, chiều thuốc 3 + thuốc 1. Cách này dễ áp dụng với các toa thuốc bổ.
     Giảm áp lực trong một lần uống thuốc: trẻ nhỏ rất dễ sao lãng bởi việc chơi. Phụ huynh có thể lợi dụng việc này trong việc giúp trẻ uống thuốc. Thay vì bắt trẻ phải uống liên tục nhiều thuốc một lần khiến trẻ sợ hãi và khó dỗ trẻ uống, phụ huynh có thể cho trẻ uống một loại thuốc, để trẻ chơi giỡn trong 10 – 15 phút khiến trẻ sao nhãng đi việc mình đang phải uống thuốc, lúc đó hãy tiếp tục cho trẻ sử dụng loại thuốc thứ 2.
     Uống thuốc dễ uống trước: hãy ưu tiên uống các thuốc có vị ngọt hoặc mùi thơm trước, như vậy sẽ dễ dàng hơn cho các lần uống sau. Hoặc cho trẻ uống xen kẽ thuốc dễ uống, thuốc khó uống, thuốc dễ uống.
     Cách uống các loại thuốc dạng lỏng: một số thuốc dóng dạng ống thủy tinh màu, phụ huynh nên đổ thuốc ra ly thủy tinh trong để dễ nhận thấy mảnh thủy tinh lẫn trong thuốc, tránh uống trực tiếp bằng ống thủy tinh dễ gây rách miệng trẻ. Đối với các thuốc lỏng đếm giọt, phụ huynh có thể đếm trên thìa rồi đút cho trẻ uống, tránh việc bóp miệng nhỏ giọt trực tiếp vào miệng trẻ, khiến trẻ sợ hãi.
     Đối với trẻ tuổi mẫu giáo, có thể rủ trẻ chơi trò bác sĩ, việc này khiến việc uống thuốc trở thành trò chơi, đồng thời giảm tâm lý sợ hãi việc khám chữa bệnh. Tuy nhiên, với cách này cần cất thuốc tránh xa tầm tay trẻ em để tránh việc trẻ nhỏ tự lấy thuốc chơi dẫn đến uống quá liều.
Ds. Phạm Thị Bích Sen – Khoa Dược
Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014
7 loại thực phẩm mẹ cần lưu ý khi cho con bú

7 loại thực phẩm mẹ cần lưu ý khi cho con bú

1. Sô-cô-la 
Hầu hết phụ nữ đều thích ăn sô-cô-la, tuy nhiên loại thực phẩm này lại dễ làm trẻ bị đầy hơi. Nếu yêu thích món sô-cô-la, hãy chọn loại sô cô la trắng bởi chúng sẽ không gây khó tiêu như sô-cô-la nâu. Ngoài ra, bạn có thể ăn các loại đồ ngọt khác, nhưng hãy lưu ý, chỉ nên ăn vừa phải để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn.

2. Thực phẩm cay nóng
Các loại thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, cà-ri, hành tây và quế có ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ. Loại thực phẩm này có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, đau dạ dày, thậm chí là nôn mửa hoặc đau bụng dữ dội.

3. Các loại quả họ cam quýt và một vài loại rau

Mặc dù các bà mẹ đang cho con bú rất cần ăn nhiều rau quả hàng ngày nhưng một số loại rau quả có thể ảnh hưởng tới trẻ. Trái cây có chứa nhiều vitamin C như dứa, chanh, cam, và bưởi dễ làm trẻ nổi mụn, phát ban. Bên cạnh đó, các loại rau như cải xanh, bắp cải, đậu, súp lơ, dưa chuột cũng có thể khiến bé khó tiêu. Vì thế khi ăn, nên theo dõi phản ứng của bé.

4. Ca-fe-in

Ca-fe-in là nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ ở người lớn. Đối với các bà mẹ đang cho con bú, uống các loại thực phẩm có chứa ca-fe-in như cà phê hoặc sô-đa sẽ khiến trẻ ngủ không ngon giấc.

5. Đậu phộng

Mặc dù chưa có bằng chứng tin cậy nào cho thấy các bà mẹ ăn đậu phộng trong thời kỳ cho con bú có thể gây ra hiện tượng dị ứng với đậu phộng ở trẻ nhỏ nhưng tốt nhất nên cẩn thận với loại thực phẩm này.

6. Các loại thực phẩm từ sữa

Các thực phẩm từ sữa là nguồn canxi và dinh dưỡng dồi dào nhưng lại có thể gây nên những cơn đau bụng ở một số trẻ nhỏ. Vì thế, khi ăn cần theo dõi thái độ của trẻ chứ không nhất thiết cực đoan loại bỏ hẳn chúng khỏi thực đơn hằng ngày vì đây là thực phẩm cần thiết cho các bà mẹ đang cho con bú.

7. Đồ uống chứa cồn

Hãy lưu ý, trong thời kỳ cho con bú, nếu bạn nghiện một chất nào đó như rượu, cafein, nicotin v..v, cũng rất dễ khiến trẻ bị nghiện theo. Do đó, không nên cho bé bú khi cơ thể người mẹ vẫn chứa các chất cồn vì chúng sẽ tác động xấu đến gan của bé.
cách Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

cách Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Khi còn là bào thai trong bụng mẹ, sợi dây nối kết duy nhất giưã mẹ và con đồng thời cũng là con đường vận chuyển dưỡng khí và chất bổ dưỡng để nuôi sống thai nhi chính là dây rốn. Ở thai đủ tháng, dây rốn dài trung bình từ 50 đến 60 cm, đường kính khoảng 1,5 cm, màu tráng, mềm mại. Một đầu dây rốn gắn vào da bụng thai nhi ở vị trí sau này gọi là RỐN, một đầu gắn với bánh nhau. Khi có bất thường xảy ra với dây rốn như dây rốn bị chèn ép , bị thắt nút thì mạng sống cuả thai nhi bị đe dọa. Đặc biệt là trong lúc sanh và sau khi sanh, việc chăm sóc rốn cho trẻ cũng không kém phần quan trọng.



Chăm sóc rốn phải được thực hiện ngay sau khi trẻ sơ sinh rời khỏi mẹ cho đến lúc rụng rốn và lên sẹo khô. Phải bảo đảm vô khuẩn khi cắt rốn và làm rốn để phòng tránh uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh là một bệnh rất nặng thường dẫn đến tử vong . Dụng cụ kẹp và cắt rốn phải được tiệt trùng , không được dùng mảnh sành, mảnh chai, dao kéo sắc bẩn để cắt rốn .Tay người đỡ đẻ không rưả sạch hoặc dùng găng tay, băng gạc làm rốn không không tiệt trùng cũng là nguyên nhân dẫn đến uốn ván rốn. Điều này thường xảy ra ở nông thôn, vùng sâu vùng xa do các bà mụ vườn thiếu kiến thức về sự vô trùng thực hiện. Vì thế tình trạng nhiễm trùng rốn là mối nguy cơ cao cho trẻ sơ sinh.
Cách chăm sóc rốn theo các qui tắc như sau :
  + Sau khi cắt rốn, người hộ sinh chấm cồn Iode 5% tại đầu cuống rốn , kế đó sẽ lau đoạn dây rốn còn lại và 3cm da bụng quanh rốn với dung dịch Povidin 10% .
  + Cột rốn bằng chỉ tiệt trùng hay kẹp đã sát trùng .
  + Gói cuống rốn bằng gạc vô trùng , đắp lên rốn một lớp gạc mỏng rồi băng ngoài với băng rốn bằng vải sạch . Khi xuất viện về nhà, bà mẹ làm rốn cho bé phải sử dụng các loại gạc làm rốn đã tiệt trùng cùng với các dung dịch sát trùng để chung trong một gói, có bán sẵn tại các hiệu thuốc.
  + Trong khi tắm bé, tránh làm ướt rốn. Thay băng rốn hằng ngày hoặc khibất cứ khi nào băng bị ướt . Thông thường, cuống rốn sẽ rụng tự nhiên sau 6-10 ngày. Nếu rốn bình thường thì lau cuống rốn bằng dung dịch Povidin 10% . Nếu rốn có mùi hôi, chậm rụng, ẩm ướt thì chỉ dùng cồn Iod, không rắc bột kháng sinh vào rốn. Nếu thấy có dấu hiệu loét quanh rốn thì rưả bằng nước muối sinh lý ngày 2 lần . Tốt nhất là đưa bé đến Bệnh viện hoặc Bác sĩ Nhi khoa để khám và điều trị.
  + Rốn mới rụng phải giữ khô sạch tới khi lên sẹo.
  + Nếu rốn đã rụng nhưng còn tổ chức u hạt màu đỏ, tiết dịch vàng thì phải đưa bé đế cơ sở Y tế để được chấm Nitrate bạc 5-10% vào u hạt hoặc đốt điện nếu u hạt lớn .
  + Trường hợp trẻ đẻ rơi, đẻ ở nhà thì phải chăm sóc rốn càng sớm càng tốt. Tại bệnh viện, nên tiêm bắp huyết thanh chống uốn ván (SAT 1500 đơn vị) cho trẻ. Đề phòng uốn ván rốn hữu hiệu nhất là tiêm phòng uốn ván cho bàmẹ trong thời gian mang thai . Mũi thứ 1 cách mũi thứ 2 một tháng và mũi cuối phải cách ngày sanh ít nhất 2 tuần lễ thì mới đủ thời gian tạo kháng thể chống uốn ván trong cơ thể mẹ. Kháng thể này sẽ được truyền sang cho thai nhi.

Tóm lại, khi thấy bất kỳ một dấu hiệu viêm nhiễm ở rốn hay quanh vùng rốn sau đây thì các bà mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở Y tế để được khám và điều trị :
   + Rốn hôi, chảy nước vàng.
   + Rốn sưng đỏ, có mủ.
   + Rốn có u hạt to, rỉ máu, ướt.
   +  Rốn không sạch và trẻ sốt, bỏ bú.

Sản phụ và gia đình phải được hướng dẫn cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh vì không phải chỉ vô trùng trong khi đỡ đẻ và cắt rốn với dụng cụ tiệt trùng là đủ mà sự chăm sóc rốn không đúng cách cũng là nguyên nhân làm nhiễm trùng rốn vàdẫn đến uốn ván sơ sinh.
Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014
Các kỹ năng cần biết cho mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Các kỹ năng cần biết cho mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

1. BIẾT CÁCH CHO TRẺ BÚ MẸ ĐÚNG:
   “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh”. Đây không phải là quảng cáo mà là một chân lý mang nhiều bằng chứng khoa học và kinh tế nhất. Hiểu một cách đơn giản rằng, nếu bạn cho con mình sữa mẹ thì bạn đã mang cho con mình nguồn dinh dưỡng quí báu, tình yêu thương và sự an toàn. Những trẻ bú mẹ sẽ thông minh hơn, ít bệnh hơn. Do đó cần khuyến khích cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, không dùng thêm thức ăn hay thức uống gì khác.
   Những việc bạn nên làm là: Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, trong giờ đầu sau khi sinh, để tận dụng sữa non. Nếu trẻ không bú được thì hãy vắt sữa mẹ, đút trẻ bằng muỗng. Cho bú mẹ theo nhu cầu, càng lâu, càng nhiều càng tốt.
   Để tạo điều kiện cho việc cho bú mẹ tốt bà mẹ nên lựa nơi ngồi thoải mái, có thể ngồi tựa lưng hoặc nằm. Bế bé áp sát vào người mẹ, toàn thân trẻ được nâng đỡ (mông, lưng, vai, đầu), mặt trẻ cho hướng về vú mẹ. Cho môi trẻ chạm vào vú mẹ, chờ khi miệng bé há rộng sẽ cho trẻ ngậm vú. Hãy bảo đảm bé ngậm bắt vú tốt, tức bạn nhìn thấy môi dưới bé trề bật ra, quầng vú mẹ phía trên nhiều hơn phía dưới. Ở tư thế này mẹ thoải mái nên có thể ngồi hay nằm lâu cho trẻ bú, trẻ bú dễ dàng nên được dinh dưỡng đủ.
   Bà mẹ nên biết cách giữ gìn sức khỏe khi cho trẻ bú. Ăn uống đầy đủ, không kiêng cữ quá mức. Trước khi cho trẻ bú bà mẹ nên uống một ly sữa, uống thêm nước. Tranh thủ khi trẻ ngủ thì bà mẹ cũng ngủ, nghỉ ngơi thì mới có sức khoẻ chăm sóc bé.




   2. BIẾT CÁCH GIỮ ẤM TRẺ VÀ THEO DÕI THÂN NHIỆT TRẺ:
   “Cơm no, áo ấm” là 2 nhu cầu thiết yếu của con người. Trẻ sơ sinh việc giữa ấm càng cực kỳ quan trọng. Thật vậy, trẻ có thể bệnh hoặc chết vì lạnh. Việc giữa ấm cho trẻ khá dễ dàng ngay cả mùa lạnh. Bạn chuẩn bị phòng ấm áp, đóng bớt cửa tránh gió lạnh lùa vào. Mặc quần áo cho trẻ đủ ấm. Đội nón, mang vớ cho trẻ. Cho bé nằm cạnh mẹ. Thay tả ngay khi ướt. Mẹ ôm bé vào lòng. Cho bé bú mẹ đầy đủ. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ trẻ hay sờ tay chân trẻ nếu thấy lạnh thì bạn nên áp dụng những biện pháp trên để làm trẻ ấm (mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn, ôm trẻ vào lòng mẹ, cho bú mẹ,...).
   3. BIẾT CÁCH GIỮ VỆ SINH CHO TRẺ:
   a.    Biết cách rửa tay khi chăm sóc trẻ sơ sinh: Rửa tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả phòng nhiễm trùng sơ sinh. Bạn nhớ phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé.
   b.    Tm trTrước khi tắm bé bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, xà phòng, nước ấm (đổ nước lạnh trước rồi pha nước nóng vào sau), phấn thoa, thuốc nhỏ mắt nhỏ mũi, bông ráy tai. Nơi tắm bé phải kín gió, ấm áp. Chọn xà phòng có độ kiềm thấp, dùng cho sơ sinh. Tắm bé từng phần. Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau mắt bé trước, sau đó lau mặt, gội đầu, lau khô đầu. Sau đó bạn tắm nửa người trên cho bé, chú ý các nếp gấp cổ, nách, sau gáy, sau đó lau khô. Tắm tiếp phần dưới cơ thể, chú ý nếp bẹn, vùng hậu môn, sinh dục, lau khô bé. Mặc quần áo sạch, thoáng, ấm, nhỏ mắt, mũi và lau tai cho bé. Sơ sinh không nhất thiết phải tắm hàng ngày. Khi trời quá lạnh, bé không dơ quá thì có thể lau cho bé. Điều quan trọng là bạn tránh bé bị lạnh khi tắm.
   c.    Chăm sóc rốn: rốn là ngõ vào quan trọng gây nhiễm trùng sơ sinh. Bạn chăm sóc rốn hàng ngày với nước muối sinh lý hoặc dùng alcohol 700. Nhưng việc dùng dung dịch sát trùng như cồn sẽ làm rốn lâu rụng hơn nước muối sinh lý. Sau khi chăm sóc rốn, bạn nên để hở rốn sẽ làm rốn mau khô, dễ rụng. Quấn tả dưới rốn.
   d.    Chăm sóc mắt: Lau mắt bằng khăn mềm, thấm nước ấm. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.
   e.    Chăm sóc da: giữa phòng ấm, thoáng khí, mặc quần áo sạch, thoáng, thay tả khi ướt và tắm trẻ sẽ giữ da trẻ sạch, không nhiễm trùng.
   f.     Chăm sóc tư thế và tạo môi trường sống ấm áp, sạch sẽ: tránh trẻ lui tới nơi đông người, khói thuốc lá, người bị bệnh nhiễm trùng hô hấp. Luôn giữa phòng ấm áp, thoáng khí, các đồ dùng phải sạch để tránh lây nhiễm cho trẻ. Nên cho trẻ nằm đầu cao, nằm ngữa xen kẻ nằm nghiêng.
   4. BIẾT CÁCH THEO DÕI VÀ GIẢI QUYẾT NHỮNG TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP:
   a.    Ngoài việc hàng ngày lo và theo dõi việc ăn, bú, ngủ, tiêu, tiểu bạn cần quan tâm theo dõi xem bé có bị thở nhanh hay thở rút lõm ngực nặng không, bé có bị lạnh hay nóng quá không, da bé có bị vàng không, rốn bé có không hay bị chảy máu, mủ gì không, xem trẻ có bị ọc ói gì không.
   b.    Những việc cần làm khi trẻ khóc: cần xem bé có bị đói không, hãy cho trẻ bú. Khi trẻ no sẽ hết khóc. Xem trẻ có tiêu, tiểu gây ướt da, lạnh hay trẻ chưa đi tiêu, tiểu được. Kiểm tra, thay tả hay cho bé đi tiêu. Xem trẻ có bị lạnh hay nóng quá không. Tùy theo nhiệt độ môi trường và thân nhiệt trẻ bạn sẽ quyết định mặc thêm áo, quần, đắp thêm chăn hay cởi bỏ bớt ra. Bạn có thể kiểm tra trẻ xem có côn trùng chui vào cắn bé không, có vật gì như kim gút tụt ra đâm vào bé không. Bạn hãy dỗ dành bé, ôm bé vào lòng, ở nơi yên tĩnh. Nếu mọi cố gắng trên đều không dỗ nín được trẻ bạn nên gọi giúp đỡ hay mang trẻ đến cơ sở y tế.
   c.       Biết khi nào nên đưa trẻ đến cơ sở y tế:
   -  Bú kém, bỏ bú
   -  Thở nhanh hơn 60 lần/phút hoặc thở rút lõm ngực nặng
   -  Li bì.
   -  Sốt  hoặc hạ thân nhiệt
   -  Tiêu máu, ói máu
   -  Vàng da
   -  Rốn đỏ chảy máu, mủ
   -  Khóc thét bất thường.
   d.      Biết cách cho uống thuốc và nhớ lịch chủng ngừa tiếp theo:
   Nếu trẻ cần phải dùng thuốc, hãy chắc rằng bạn hiểu và thực hiện được các y lệnh ghi trên toa thuốc. Nếu không rõ, hãy hỏi lại. Không tự ý cho uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ ngay cả thuốc bổ.
   Bạn nên nhớ lịch chủng ngừa tiếp theo để thu xếp mang bé chủng ngừa đúng hẹn.
Copyright © 2012 EM BÉ - BABY - NUÔI DẠY CON NGOAN All Right Reserved

ĐT: 0935.761.797 (Mr.Phúc) hoặc ĐT: 0949 2546 22 (Ms. Kiều); Email: technologyjobjob@gmail.com