dạy trẻ 3 tuổi những gì
Theo Phương Án 0 Tuổi, giáo sư Phùng Đức Toàn gọi nó là tâm lý “chán học” hay “trở ngại tuổi lên ba”, đó là hiện tượng tâm lý xuất hiện khi trẻ ngày càng phát triển, vận động nhiều hơn, ý thức về bản thân phát triển, nguyện vọng hoạt động độc lập được biểu hiện. Đây là giai đoạn quyết định kết quả thành bại của việc học chữ giai đoạn trước 3 tuổi bởi vì đây là lúc bố mẹ rất dễ bỏ cuộc. Hiểu được nguyên nhân của sự thay đổi này, bố mẹ cần thay đổi một cách linh hoạt để hoạt động học và dạy chữ vấn tiếp tục diễn ra.
Cách giải quyết: bố mẹ cần ngay lập tức thay đổi cách dạy con học chữ sớm của mình. Không nhắc đến việc học nữa. Hãy thiết kế các trò chơi học chữ thú vị hơn nữa so với giai đoạn học chữ sơ sinh.
trò chơi học chữ theo gợi ý của Phương Án 0 Tuổi
– Lấy chữ ghép chữ: Tạo ra một câu mà trẻ thích nhất, đọc cho trẻ nghe sau đó khuyến khích trẻ lấy thẻ chữ treo trên tường xuống ghép thành câu, treo lên một dây khác, đọc to cho cả nhà nghe.
– Giả vờ không hiểu, làm sai: Khuyến khích bé đóng vai giáo viên để dạy bố mẹ và các bạn đồ chơi khác. Thỉnh thoảng người lớn cố ý đọc sai để giáo viên chỉnh sửa.
– Thẻ chữ kết bạn (trò chơi học chữ lớp mẫu giáo): Phát cho mỗi trẻ vài thẻ chữ to, sau đó người dạy đọc một từ, rồi đọc thành một cụm từ, rồi đọc thành câu, yêu cầu trẻ giơ cao chữ vừa đọc chạy lên trước tìm bạn, xếp hàng và ghép thành câu. Khi chơi trò này trẻ sẽ ghi nhớ câu cầm trong tay, hồi hộp lắng nghe xem câu mà thầy cô giáo cõ chữ mình cần hay không.
– Nối dây chun: bố mẹ cùng trẻ sẽ cùng thảo luận cách kéo dài một từ có nghĩa. Ví dụ từ “trời”, bố sẽ đặt câu “bầu trời”, bé đặt câu “trên bầu trời có mặt trăng”, mẹ đặt câu “trên bầu trời có mặt trăng và sao” cứ như vậy đến khi ai không thể nối tiếp được nữa sẽ bị phạt… Trò này vừa giúp trẻ học chữ, vừa tạo câu, tập đọc, sẽ vô cùng hứng thú.
– Học chữ qua âm nhạc và thi ca: vừa nghĩ, vừa viết, vừa đọc các bài hát và bài thơ dành cho thiếu nhi. Sự thân thiết dễ nghe của âm điệu trong bài hát sẽ làm cho trẻ hào hứng đọc đi đọc lại, nhanh thuộc hơn.
– Học chữ qua phân loại sự vật: hãy thi xem ai nói được nhiều từ liên quan đến một chủ đề cho trước.
– Xem bản đồ học chữ: xem bản đồ đất nước và bản đồ thế giới, tìm những địa danh quen thuộc với trẻ như nhà mình, nới bố đi công tác, nơi ông bà ngoại ở, nơi ông bà nội ở, thủ đô của nước mình… Nhớ được vị trí và yêu cầu viết tên của các địa danh và đính lên đó nếu được. Như vậy trẻ vừa học chữ, vừa tăng tính hiếu kỳ. Bố mẹ cũng có thể kết hợp việc nhờ cờ của các nước và gắn lên bản đồ thế giới.
– Làm báo tường: Người lớn hướng dẫn trẻ làm báo, dùng phấn màu viết những câu mà bé thích, vẽ thêm các hình trang trí minh họa.
– Đọc thư, viết thư: Khi người lớn đi xa đừng quên viết thư cho trẻ. Thư không cần dài, nhưng nên viết các chuyện thú vị. Vì trẻ nhớ người thân, lại thấy thư được gửi từ bưu điện nên sẽ thấy rất mới mẻ. Trẻ sẽ nghiêm túc hỏi chữ để tự đọc thư, đọc mãi không chán và đã đọc rồi thì không quên. Người lớn cũng nên khuyến khích trẻ viết thư trả lời, viết xong cho đọc lại vài lần, và để trẻ tự mình gửi đi.
– Chơi trò viết chữ: rất nhiều lần bé thấy bố mẹ viết chữ và cũng rất muốn viết theo. Giai đoạn tập viết tốt nhất là 4 tuổi. Nhưng nếu bé có nhu cầu, bạn hoàn toàn có thể cho con tập viết sớm hơn.. Bước đầu tiên là viết lần lượt các âm trong một chữ, sự xắp xếp giữa các âm đầu và âm cuối. Học thuộc cách đánh vần của chữ.
– Học thành ngữ: Ví dụ khi trẻ đang chơi hai chiếc ô tô, có thể tiến hành dạy trẻ thành ngữ như “xuống dốc không phanh”, “đua sau vượt trước”, “theo không kịp”… Hoặc khi bố chơi với con giả vờ thua thì bố nói “bị con đánh bại thảm hại”, “tình thế đã qua, không thể cứu vãn”. Trong khi chơi cờ thì dùng các thành ngữ “hạ đo ván”, “tiêu diệt quân địch”,“chuyển bại thành thắng” “dương đông kích tây”…
Có thể nói rằng có rất nhiều trò chơi để việc học mà không học. Bất kỳ hoạt động nào cũng không thể tách rời ngôn ngữ, mà ngôn ngữ viết lại dễ học hơn rất nhiều lần so với học nói. Các gia đình hoàn toàn có thể khắc phục những trở ngại của thời kỳ phản kháng của trẻ lên 3 bằng cách đa dạng hóa các trò chơi, nâng cao sự tôn trọng tính độc lập. Đáp ứng được nhu cầu của trẻ thì việc học không có gì là khó khăn nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét